Ảnh hưởng Cây sáo thần

Cây sáo thần là vở nhạc kịch cuối cùng của Wolfgang Amadeus Mozart, hoàn thành năm 1791 - vài tháng trước khi ông tạ thế, trong hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Ông mất chỉ hơn một tháng sau ngày vở opera được khai trương thành công vĩ đại, không được hưởng vinh quang và tiền bạc nó mang lại[12][13]. Tác phẩm được coi như đỉnh cao của nghệ thuật singspiel (ca diễn), một loại hình opera đậm chất Đức. Trong vở này, Mozart đã pha trộn một cách hoàn hảo sự khúc triết của triết học, chất lãng mạn vốn có trong các tác phẩm của mình với một sự hóm hỉnh lí thú[14]. Vở nhạc kịch đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả và trở thành một trong những vở opera hay nhất thế giới và cũng là vở được đánh giá là hay nhất của Mozart. Ngay trong buổi biểu diễn đầu tiên, khán giả đã đón nhận nó một cách nồng nhiệt. Cây sáo thần đã mở con đường phát triển cho các vở opera lãng mạn Đức sau này, nổi bật có Ludwig van Beethoven, Carl Maria von WeberRichard Wagner. Kể từ đầu lần công diễn, Cây sáo thần đã luôn luôn là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất trong thể loại nhạc kịch, và hiện vẫn là tác phẩm được đánh giá đứng thứ tư trong các vở hí kịch được biểu diễn thường xuyên nhất trên thế giới.

Mặc dù không có bài giới thiệu về vở nhạc kịch trong buổi biểu diễn đầu tiên, nó đã ngay lập tức thể hiện rằng Mozart và Schikaneder đã đạt được một thành công lớn, nhà hát opera đầy khắp tất cả các chỗ ngồi và sau đó nó đã đạt hàng trăm buổi biểu diễn trong những năm 1790.

Press illustration for the opera La flûte enchantée, a French adaption of Mozart's Die Zauberflöte first produced at the Théâtre Lyrique in Paris on ngày 23 tháng 2 năm 1865.

Cả Mozart và Schikaneder đều là thành viên Hội Tam điểm. Trong libretto, ngay lập tức đã thấy điều bí ẩn và sự kết hợp giữa huyền bí tượng trưng với những ý tưởng và nghi lễ của Hội Tam điểm. Theo một trong những truyền thuyết, cái chết sớm của Mozart là do ông đã bị giết bởi các thành viên của Hội Tam điểm vốn không tha thứ cho những gì Mozart đã làm và do đó nhạo cười các nghi lễ của Hội Tam điểm trên sân khấu trong Cây sáo thần. Theo những người khác, Mozart không chế giễu Hội Tam điểm trong Cây sáo thần mà ca ngợi và nhà hát auf der Wieden chính là nơi đã đặt hàng nhạc kịch này. Tại buổi trình bày vở nhạc kịch ngày 30/9/1791, một số vai được diễn bởi chính các thành viên Hội Tam điểm (E. Shikadener - Papageno; K.L. Gizeke - người đầy tớ đầu tiên vv...).

Pháp sư được đặt tên Sarastro vốn là hình thức đặt tên kiểu Ý của Zoroaster, người được các nhà Tam điểm tôn kính như nhà hiền triết cổ đại, nhà ảo thuật và nhà chiêm tinh. Truyền thuyết Babilon muộn truyền đến được tới ngày nay theo cách thức của Hy Lạp cho thấy, Zoroaster là một trong những người thợ xây đầu tiên xây dựng các tháp nổi tiếng ở Babilon. Ở Ai Cập, hình mẫu này liên quan đến tín ngưỡng thờ Isis và chồng là Osiris. Trong opera, truyện xảy ra ở Ai Cập cổ đại, trên bờ sông Nile bao quanh bởi những cọ, kim tự tháp và đền dành riêng cho sự thờ IsisOsiris.

Nhạc kịch diễn ra cùng các biểu tượng Bộ Ba (ba cung nữ, ba ngôi đền, ba thiên sứ, ba đày tớ). Ba ngôi đền được chạm khắc những cái tên trên bức tường thực sự tượng trưng cho đạo đức tông giáo Zoroastrian: Nghĩ tốt, may mắn, phước lành, ba cụm từ thường được khắc trên các bức tường của đền Zoroastrian. Các linh mục được cai trị bởi nhà ảo thuật Sarastro thờ IsisOsiris. Biểu tượng “ba” này trong âm nhạc là hợp âm ba trong khúc dạo lặp ba lần. Và tất nhiên, chủ đề chính của vở opera là ra khỏi bóng tối tinh thần bước vào miền sáng thông qua sự hiến dâng. Đó chính là ý tưởng của Tam điểm.

Ngoài ra, còn có một tính hai mặt đối lập giữa thiện và ác, trong đó, theo học thuyết Zoroastrian, thiện sẽ thắng và điều đó không xung khắc niềm tin Tam điểm. Đại diện cho các lực lượng của cái ác là Nữ hoàng Bóng Đêm. Đại diện cho các lực lượng của trí tuệ và thần thánh là ảo thuật gia Sarastro. Các thử thách trong opera với hoàng tử cho thấy các thử thách của Zoroastrian. Một trong những thử thách xảy ra bên trong kim tự tháp. Trong bối cảnh các công trình kiến ​​trúc còn có các hành động khác và đúng lúc, các kim tự tháp cũng là biểu tượng Tam điểm truyền thống[15].

Đặc biệt, âm nhạc của Cây sáo thần đậm tính dân gian, rõ hình thức hài kịch Đức. Sự phong phú bất tận của những hình thức âm nhạc, từ ca khúc giản đơn đến những cấu tạo phức điệu. Mỗi một đoạn nhạc trong vở đều trở thành những bản nhạc rất hay và được các nghệ sĩ đơn ca biểu diễn thường xuyên trong các chương trình hòa nhạc. Chính vì vậy, Cây sáo thần đã được tất cả các kịch viện lớn trên hoàn cầu như La Scala (Ý), Bolshoy Theatre (Moskva)... biểu diễn.

Toàn bộ tác phẩm của Mozart cố phản ánh tư tưởng tiến bộ trong thời ông sống, thời đại ánh sáng, thời đại của sự động viên con người: Hãy can đảm dùng vốn hiểu biết của mình để tạo dựng một niềm tin bất tận vào sự tất thắng của ánh sáng và chân lý. Trong âm nhạc của Mozart, người thưởng thức thấy rõ một sắc màu nổi trội là tính trữ tình nhưng không ảm đạm đau buồn; những tâm trạng bối rối, kịch tính nhưng lại toát lên một phong thái yêu đời, khát khao về một cuộc sống nhân văn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cây sáo thần http://www.kernkonzepte.ch/nutmoz.htm http://www.opera-guide.ch/opera.php?id=254&uilang=... http://www.aria-database.com/translations/magic_fl... http://operabase.com/top.cgi?lang=en http://www.internetloge.de/zaujpg/zaudia58.htm http://www.kultur-fibel.de/Kultur%20Fibel%20Magazi... http://digital-b.staatsbibliothek-berlin.de/digita... http://nrs.harvard.edu/urn-3:FHCL.Loeb:278361 http://opera.stanford.edu/Mozart/Zauberflote/synop... //dx.doi.org/10.1017%2FS0954586700004808